Affichage des articles dont le libellé est Chủ quyền. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Chủ quyền. Afficher tous les articles

jeudi 11 avril 2024

Ngô Nhân Dụng - Kishida và Marcos Jr. gặp Biden

Các chính phủ Mỹ sau này đã rút kinh nghiệm của “Đường Phòng thủ Acheson”, cho nên đã ký các hiệp ước bảo vệ Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines và Australia.

Ngày Thứ Ba 9 tháng Tư, chủ tịch Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Nga Sergey V. Lavrov, chuẩn bị cho Tổng thống Vladimir V. Putin sẽ đến Bắc Kinh cầu viện. Tuần trước, bộ trưởng Tài chánh Mỹ Janet L. Yellen đã nhắc nhở các công ty Trung Quốc sẽ bị chế tài nếu giúp mua vũ khí cho cuộc chiến của Nga.

Ông Tập Cận Bình sẽ phải chọn, nếu ủng hộ Nga, một đồng minh thất thế, thì sẽ lãnh các hậu quả do lệnh cấm vận của Mỹ. Trong khi đó, lãnh tụ hai nước đồng minh ở Á Đông cùng qua Mỹ để thúc đẩy hợp tác mật thiết với nhau hơn.

vendredi 5 avril 2024

Nguyễn Xuân Diện - Thương tiếc tiến sĩ Mai Ngọc Hồng

 

Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng sinh năm 1942, vừa tạ thế hồi 20 giờ 10 ngày 04/04/2024, hưởng thọ 83 tuổi.

Ông nguyên là Trưởng phòng Sưu tầm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng chính là người hiến tặng tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Đây là một chứng cứ rất quan trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

jeudi 4 avril 2024

Lê Xuân Nghĩa - Đài Loan thẳng thừng từ chối hỗ trợ của Trung Quốc sau động đất

 

Ngay sau khi trận động đất “thế kỷ” xảy ra ở Đài Loan, Trung Quốc ra tuyên bố hỗ trợ khẩn cấp các nạn nhân và xử lý hậu quả. Tuy nhiên, chính quyền Đài Loan lạnh lùng tuyên bố “Chúng tôi không cần”.

Trong khi đó, Đài Loan lập tức đón nhận tình cảm từ Philippines và Nhật Bản, hai quốc gia đầu tiên gửi lời chia sẻ cũng như công bố hỗ trợ.

Nhưng Bắc Kinh cố đấm ăn xôi !

vendredi 1 mars 2024

Nguyễn Ngọc Chu - Báo của nước nào ?

 

1. Quan điểm của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam rất rõ ràng. Phát biểu tại cuộc họp khẩn của Liên Hiệp Quốc về Ukraine. Đại sứ Đặng Hoàng Giang tuyên bố:

“Chúng tôi luôn tin tưởng vào tầm quan trọng của việc cần bảo đảm tôn trọng đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Các nguyên tắc đó bao gồm chủ quyền bình đẳng giữa các quốc gia, giải quyết hòa bình các tranh chấp, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, và không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào. Trong đó, tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia là nguyên tắc thiêng liêng và tối thượng nhất.

lundi 26 février 2024

Nguyễn Sỹ Tuyến - Tháng Hai…

 

Năm 1979, Trung Quốc tiến hành "chiến dịch xạ kích tự vệ" hay "Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến" (Cuộc chiến tự vệ đánh trả Việt Nam).

Người "anh cả Đỏ" từng là "đồng chí" một thời ra tay "dạy bài học" cho người "anh em" một cách tàn bạo sau nhiều năm căng thẳng với đủ trò phá hoại: cấm vận, "bảo vệ người Hoa", xê dịch cột mốc, mồ mả; thu gom rễ cây, móng trâu bò...

Trước đó, người Ba Lan (1939) còn đau thương hơn nhiều, bởi cả hai cường quốc bắt tay nhau xâu xé với Hiệp ước Molotov-Ribbentrop ( Đức Quốc xã và Liên Xô), rồi người Phần Lan (1939-1941), Tiệp Khắc (1968)...vô cùng thấu hiểu.

samedi 20 janvier 2024

Trương Nhân Tuấn - Loạt bài Hoàng Sa nhằm đâm sau lưng Việt Nam ?

 

Trên BBC có đăng một loạt bài nói về chủ đề 50 năm ngày Việt Nam mất Hoàng Sa. Nhiều người Việt khen "hay", riêng tôi thì thấy "đắng cay thế nào"!

Họ khen hay vì họ không thấy con dao găm pháp lý mà BBC đang đâm sau lưng Việt Nam.

Về sự kiện "ai nổ súng trước" ?

Nguyễn Thông - Hoàng Sa

 

Cứ phải nói hẳn thế này: Nỗi đau bị mất Hoàng Sa và một số đảo ở quần đảo Trường Sa là nỗi đau mất nước. Cứ kiểu "đấu tranh" như vừa qua và bây giờ, có khi mất vĩnh viễn.

Thời nào cũng vậy, tổ quốc là quê hương, "nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc" là nỗi đau của người tử tế. Không được cầm thanh gươm nghìn cân ra trận để đòi vùng đất vùng biển bị mất về thì chí ít cũng bày tỏ niềm đau ấy, tỏ thái độ rõ ràng.

Nhưng người dân chỉ làm được thế thôi, chứ có muốn đòi, quyết đòi, quyết giành lại hay không thì phải do nhà cầm quyền. Những văn mẫu phát ngôn hết sức chung chung mơ hồ của người phát ngôn, nói thẳng ra, đối với kẻ xâm lược, không có giá trị gì cả.

vendredi 19 janvier 2024

Lưu Trọng Văn - Năm mươi năm nỗi đau dân tộc

 

Vậy là tròn 50 năm Hoàng Sa bị cộng sản Trung Quốc cưỡng chiếm.

1. Gã nhớ như in ngày 27.07.2011, lần đầu tiên giới trí thức Sài Gòn tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh bảo vệ Tổ quốc, trong đó có cả 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh ngày 19.1.1974 tại Hoàng Sa.

Khi luật gia Lê Hiếu Đằng mời gã phát biểu, lời thưa đầu tiên của gã là: Thưa bà Huỳnh Thị Sinh vợ của hải quân thiếu tá Việt Nam Cộng Hòa Ngụy Văn Thà, người đã chỉ huy hạm tàu Nhật Tảo HQ-10, hy sinh anh dũng ở Hoàng Sa.

Quốc Việt - Chiến hạm Nhật Tảo, những giờ cuối cùng

 

20 giờ ngày 17-1-1974, chiến hạm Nhật Tảo quay mũi trực chỉ Hoàng Sa. Lúc này một máy chính của tàu không sử dụng được, rađa trục trặc, hỏa lực đối hạm đều là thế hệ cũ ...

Chuyến hành quân cuối cùng

"Mẹ tôi khóc suốt nhiều năm bên nấm mộ chiêu hồn sau ngày anh tôi hy sinh ở Hoàng Sa. Đến đám giỗ cuối cùng của anh, khi ấy mẹ còn sống, trên giường bệnh bà vẫn trăng trối: Con phải gắng đưa anh về. Tổ tiên, mồ mả ông bà trên đất quê hương, đừng để anh ngoài biển lạnh lẽo!". Huế, tháng 1, mưa mờ mịt. Người em tử sĩ Vương Thương ứa nước mắt, nhắc chuyện anh mình và trận tử chiến Hoàng Sa...

jeudi 18 janvier 2024

Quốc Việt - Hoàng Sa, ngày tháng không quên

"Tôi đi Hoàng Sa được 10 chuyến, lần nào cũng có kỷ niệm không thể quên. Từ những cơn bão tố Biển Đông, những đàn cá dày đặc ở rạn san hô, đến gương mặt bạn bè thân quen đón chờ ở đầu cầu hòn đảo của Tổ quốc" - Nhiều năm đã trôi qua, cựu quân nhân kỹ thuật hải quân Việt Nam Cộng Hòa Trương Văn Quảng vẫn vẹn nguyên ký ức về Hoàng Sa.

NHỮNG CHUYẾN TÀU TIẾP VẬN

Giọng ông Quảng chợt nghẹn xuống, nhiều chuyến hải hành của ông và chiến hữu ra đảo đều trong thời tiết tốt, nhưng nếu có lệnh hành quân trong gió bão thì họ vẫn thực hiện nhiệm vụ.

Huy Đức - Các cựu binh Hoàng Sa và thân nhân thăm Nhà trưng bày Hoàng Sa

 

Sáng nay, 18-1-2024, Tiến sĩ Lê Tiến Công, Giám đốc Nhà Trưng bày Hoàng Sa đồng thời là Chánh Văn phòng UBND huyện đảo Hoàng Sa, đã tiếp đoàn khách đặc biệt.

Gồm có: Năm cựu binh của Việt Nam Cộng Hòa tham gia trận Hải chiến bảo vệ bất thành Hoàng Sa ngày 19-1-1974, và bốn người con của những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận Hải chiến này.

Chuyến đi của Đoàn do Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa tài trợ và tổ chức.

mardi 16 janvier 2024

Lê Xuân Nghĩa - Muốn có hòa bình đúng nghĩa cần phải có lòng dũng cảm

 

- Ukraine, quốc gia chỉ có 42 triệu dân nhưng đang quyết chiến với Nga, quốc gia láng giềng với gần 150 triệu dân là cường quốc quân sự số 2 thế giới.

- Đài Loan chỉ gần 24 triệu dân, nhưng sẵn sàng nghênh chiến với Trung Quốc, cũng là quốc gia láng giềng và là siêu cường thứ 2 của thế giới.

- Israel thì chỉ chừng 10 triệu dân, nhưng ngay lập tức tấn công bất cứ láng giềng nào xâm phạm chủ quyền, giết hại người dân của họ. Dù cho các láng giềng đó có dân số cả vài trăm triệu người.

dimanche 14 janvier 2024

Lê Xuân Nghĩa - Chính quyền Đài Loan hạ nhục Nga khi gọi Nga là “lính đánh thuê” của Trung Quốc

Trước tuyên bố “Moscow coi Đài Loan là một phần không thể thiếu của Trung Quốc đại lục” của Bộ Ngoại giao Nga, Đài Loan đã phản ứng gay gắt với Moscow bằng một tuyên bố hạ thấp vị thế của Nga xuống mức "lính đánh thuê" của Bắc Kinh.

Một thông cáo chưa từng có ở cấp độ ngoại giao đã được đưa ra ngay sau cuộc bầu cử.

Tuyên bố nêu rõ: "Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) là một quốc gia có chủ quyền và độc lập và không phải là một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ quản lý Đài Loan. Đây là một sự thật khách quan và thực tế.

mercredi 13 décembre 2023

Lưu Trọng Văn - Tuyên truyền hiệu quả nhất là "thấy mới tin"

 

Gã từ bản Lướt xa xôi về Hà Nội đúng lúc kẹt đường như nêm, ngạc nhiên thấy bà con Hà Nội xôn xao nhất về chuyến thăm Hà Nội của ngài Tập là tuyến đường nào bị phong tỏa để tránh kẹt.

Trong khi đó ở Hà Nội bà con khoái trá bàn tán nhiều nhất là chuyện chàng áo da đen Huang, chủ tập đoàn nghìn tỉ đô la Nvidia, ăn bún ốc vỉa hè, cam kết đào tạo một triệu người am hiểu AI cùng lập căn cứ thứ hai về công nghệ chip của tập đoàn ngàn tỉ đô la này tại Việt Nam.

Ai cũng biết cái gì thực sự đang diễn ra trong suy nghĩ, tâm trí, tình cảm của đa số Dân Việt đối với các ông chủ láng giềng khổng lồ Trung Quốc và đối với các ông chủ công nghệ Mỹ.

Lê Học Lãnh Vân - Về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

 

Về sự kiện ông Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam, bài trên báo Tuổi Trẻ có tựa “Việt Nam - Trung Quốc đạt dấu mốc lịch sử mới”. (Tuổi Trẻ Online, ngày 13/12/2023). Các đoạn trong ngoặc kép dưới đây được trích từ bài đó.

Tôi nghĩ một trong những dấu mốc nên là không còn bất kỳ dạng xung đột biên giới Việt-Hoa nào, vì biết chắc chắn rằng đại đại đa số người Việt không muốn Việt Nam xích mích với Trung Quốc.

Nói không muốn xích mích bởi vì lịch sử đã có quá nhiều lần chiến tranh giữa hai nước, và người Việt thì muốn nước mình được hòa bình lâu bền với Trung Quốc.

dimanche 3 décembre 2023

Trương Nhân Tuấn - Những cái “khó” của Việt Nam trong hồ sơ chủ quyền biển đảo

 

Bài viết này ghi lại “bốn cái khó” của Việt Nam trong vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời đề nghị phương pháp “giải tỏa” những cái khó này.

Bốn cái “khó” là:

Thứ nhứt vấn đề “Estoppel” - nguyên tắc không được nói ngược. Các học giả Greg Austin và Thomas Bradford cho rằng công hàm 1958 của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nhìn nhận tuyên bố hải phận 12 hải lý và chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Trong một thời gian dài Việt Nam có những hành vi tuân thủ nội dung tuyên bố của Trung Quốc. Bây giờ Việt Nam không thể “nói ngược”.

dimanche 5 novembre 2023

Lưu Trọng Văn - Còn tranh cãi dài dài khi đất đai Nhà nước quản lý

 

Quốc hội lại đang sôi nổi tranh cãi chuyện xung quanh Luật Đất đai.

Cãi hoài thấy ai cũng có cái lý rút ra từ thực tiễn thực hiện Luật Đất đai. Nhưng tiếc rằng hầu hết cái lý ấy chỉ nghiêng về lợi ích của “nhóm lợi ích”nhân danh Nhà nước, và lợi ích các chủ đầu tư bất động sản.

Và cái lý ấy đều dựa hơi Luật sở hữu đất đai mà nhà nước quản lý, tức thực tế là chủ.

vendredi 3 novembre 2023

Bùi Chí Vinh - Ngày khẳng định chủ quyền Hoàng Sa

 

Ngày 13 tháng 7 năm 1961

Tng Thng Ngô Đình Dim ký sc lnh khng đnh ch quyn Hoàng Sa

Gic phương Bc hết khua môi múa mép

Trc thuc Qung Nam mt di sơn hà

vendredi 13 octobre 2023

Dương Quốc Chính - Sự thật đau lòng

 

Mình thấy mấy anh em đỏ hồng vào bênh Palestine toàn quăng bản đồ kêu Israel chiếm đất Palestine, giọng căm phẫn bọn xâm lược lắm.

Nhưng sự thật rõ ràng là từ năm 48 đến 67, sau khi Palestine cùng các đồng minh Arab chủ động tấn công Israel, thì kết quả là dải Gaza bị Ai Cập chiếm, bờ Tây sông Jordan và Đông Jezusalem do Jordan chiếm. Toàn đồng minh Arab của Palestine đục nước béo cò đó, còn Palestine chả có vẹo gì, lưu vong!

Sau cuộc chiến 6 ngày năm 1967, Israel thắng cả khối Arab và lấy được các mảnh đất trên, vợt thêm của Ai Cập bán đảo Sinai và cao nguyên Golan từ Syria.

dimanche 1 octobre 2023

Ngô Nhân Dụng - Ferdinand Marcos không sợ Tập Cận Bình

 

Quân đội Phi xác nhận chính ông Ferdinand E. Marcos Jr. ra lệnh cắt gỡ các dây phao nổi. Quyết định can đảm này được dân chúng hoan nghênh, vì ai cũng biết rằng tàu hải giám Trung Quốc trang bị mạnh hơn gấp nhiều so với hải quân Philippines.

Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. mới ra lệnh cắt đứt đường dây “cáp” đeo phao nổi do Trung Quốc đặt để ngăn cản thuyền đánh cá của dân Philippines không thể vào vùng đảo Scarborough. Cộng Sản Trung Quốc phản đối nhưng cuối cùng phải nhượng bộ, rút các tàu hải giám đi và bỏ ý định lập một “hàng rào trên biển” cấm người Phi đánh cá.

Một ngày sau khi ông Marcos Jr. hành động, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng lên tiếng phản đối Trung Cộng về hai đài kiểm soát thiết lập trên đảo Phú Lâm. Chính quyền Hà Nội phản ứng chậm trễ hai tuần và chỉ nói mà không có khả năng hành động cụ thể; Bắc Kinh coi như không nghe, không biết.