Affichage des articles dont le libellé est Cộng sản. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cộng sản. Afficher tous les articles

vendredi 3 mai 2024

Nguyễn Thông - Tuyên truyền kinh dị !


Bây giờ mà còn tuyên truyền sắt máu rùng rợn như ri thì còn lâu mới... tiến lên được chủ nghĩa xã hội. Tôi nói với ông hàng xóm vậy.

Ông ấy cười bảo, nhầm, ngược lại thì có. Đó là đã tiến lên rồi, thành công rồi, thì thứ này mới được công khai phổ biến, ca ngợi.

Đây là một bài trên tạp chí Zing (trước là báo Zing) đăng nhân dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ. Bảy mươi năm trôi qua dường như không có gì thay đổi.

mercredi 1 mai 2024

Hoàng Quốc Dũng - Chê người nên nghĩ đến ta

 

Như thường lệ 30/04, cả nước lại ăn mừng chiến thắng. Bốn mươi chín năm rồi vẫn như cũ : cờ quạt, mít-tinh, discours khí thế hào hùng rung chuyển trời đất...

Ngày 30/04 cứ tưởng là ngày vui nhất, ngày hạnh phúc nhất của dân tộc, nhưng nào ngờ đó lại là ngày đen tối, ngày chiến thắng của cái ác mà lúc đó người ta lại tưởng là cái thiện.

Thực ra cái ác đó nó đã có ở Liên Xô cách ngày 30/04/75 hàng nửa thể kỷ. Nhưng vì bị bưng bít thông tin nên lúc đó chúng ta không biết và cứ hùng hục oánh nhau, bất kể mất mát về tiền của và nhân mạng để đưa cái ác lên ngôi.

Đỗ Duy Ngọc - Biết tin ai !

 

Chiều nay đi thăm một cụ ông 96 tuổi. Ông cụ là bạn học với ba tui. Hồi xưa ông học bên Tây, chức phận cũng danh giá lắm, nghe theo lời Cụ Hồ bỏ hết về nước tham gia kháng chiến.

Sau 1954, về tiếp quản Thủ đô, phân công về quản lý một trường đại học lớn ở Hà Nội, rồi không biết làm sao đường hoạn lộ cứ tuột dần. Có lẽ vì cái khí khách ngang tàng của kẻ sĩ ngày xưa, khó chung chiếu với đám dốt nát và xu nịnh. Tui nghĩ thế. Không biết có đúng không?

Từ ban giám hiệu, rớt xuống làm giảng viên, rồi từ giảng viên rơi xuống làm nhân viên văn phòng, cuối cùng thì đi tù không rõ lý do, đương nhiên cũng chẳng có tòa nào xử và tước đảng tịch. Ở tù đâu hơn chục năm.

mardi 30 avril 2024

Đỗ Trung Quân - Tháng Tư, lời muộn phiền của người 69 tuổi


ta mang tui hai mươi vào rng tám năm

bn năm nhng vùng kinh tế mi

ba năm lòng h Du Tiếng – chiến khu Dương Minh Châu

mt năm chiến trường biên gii K

máu và không chc còn nước mt

tr xong món n lý lch dù không con sĩ quan

dù không nhà đa ch

thân thế ngay trên vai, mái tóc dài

hippie choai choai

ta tr n xong mt phn “tiu tư sn th thành”

Tiểu Vũ - Ký ức một thời bé dại

Thế hệ chúng tôi toàn những đứa sinh ra sau chiến tranh. Thời điểm 30 tháng Tư có đứa chỉ một vài tuổi hoặc vừa sinh ra. Chúng tôi lớn lên hồn nhiên như cây như cỏ giữa cảnh non nước thanh bình quê hương không có đạn bay súng nổ hỏa châu rơi...

Bốn mươi chín năm trôi qua, những đứa trẻ ngày ấy nay đã trở thành những gã trung niên nếm trải nhiều sự đời cùng và chứng kiến biết bao nhiêu thay đổi của thời cuộc. Tuổi thơ đã đi qua, nhưng ký ức thì còn giữ lại.

Tôi nhớ xóm tôi có một số người đi "học tập cải tạo" trên trại An Điềm, trại Tiên Lãnh. Ở nhà các bác gái dành dụm tiền mua đồ tiếp tế, một tháng đi thăm nuôi chồng một lần. Thế mà kiên trì thăm nuôi suốt nhiều năm ròng rã cho đến ngày các bác ấy ra trại rồi đi Mỹ theo diện HO. Bạn bè cùng tuổi tui cũng theo gia đình qua Mỹ. Trong đó thằng Kim, con Lộc, thằng Dũng, con Nga đến giờ tui vẫn chưa gặp lại. Mà nếu gặp lại thì chắc gì nhận ra nhau ngày xưa ở chung xóm.

Dương Quốc Chính - Cuộc chiến Quốc-Cộng và hòa giải dân tộc

Việt Nam vốn được coi là bản sao của Trung Quốc dù là ở chế độ nào, trừ giai đoạn Việt Nam có bảo kê là Pháp, Mỹ, rồi Liên Xô. Đặc biệt là sau đổi mới, Việt Nam càng là một bản copy lỗi của Trung Quốc.

Lỗi chỗ nào thì mình đã chỉ nhiều lần, nhiều chỗ. Lần này sẽ chỉ thêm khi bàn sơ lược về cuộc chiến Quốc-Cộng Trung Quốc. Ban đầu, hai phe chung sống hòa bình dưới sự trợ giúp của Liên Xô, trong giai đoạn Tôn Trung Sơn lãnh đạo Quốc dân đảng. Đến khi Tưởng Giới Thạch kế vị, ông thống nhất Trung Quốc (trước đó Trung Quốc bị tan rã bởi các chính quyền quân phiệt cát cứ).

Tưởng có tư tưởng thiên hữu, Quốc dân đảng lúc đó có hai phe tả và hữu, nên ông quay ra chống Cộng. Chiến tranh Quốc-Cộng diễn ra từ năm 1926-1937 thì tạm ngưng để cùng đánh Nhật. Hai bên hợp tác không đáng kể, Mao đánh du kích nên không thiệt hại nhiều như Tưởng. Nên cuộc kháng Nhật khiến cho Mao mạnh lên còn Tưởng yếu đi.

Hữu Phú - Đồ…phản động !

Sáu giờ sáng, tôi thức dậy xuống nhà ngồi uống cà phê, đã nghe bà xã nói chuyện điện thoại với cô em kế của bả bên Mỹ. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh ngày 30.4.1975.

Gia đình cô ấy hốt hoảng trong thời tao loạn như thế nào; bố cô ây tìm mua vé máy bay cho cả nhà từ Đà Lạt ra sân bay Liên Khương để bay về Sài Gòn vì đường quốc lộ bị pháo kích không đi được ra làm sao; về tới Sài Gòn rồi thì tại sao không đi Mỹ…

Chấm dứt câu chuyện với cô em kế, vợ tôi tiếp tục nhận điện thoại từ cô em út bên Đan Mạch gọi về, cũng lại nói chuyện về ngày 30 tháng Tư từ 49 năm trước và câu chuyện 30 tháng Tư của năm nay. Hai chị em nói chuyện say sưa tới mức quên hết mọi chuyện khác, quá khứ, hiện tại đan xen, lẫn lộn…

Bùi Chí Vinh - Về chuyện đặt tên đường cho quý ngài gian ác


30 tháng 4 sp trôi qua

Li chun b đt tên đường cho nhng thng quái ác

Thng thì lp "trm ngăn sông cm ch" t tnh này sang tnh khác

Thng thì cướp ca ci min Nam cho vào túi ca mình

30 tháng 4 còn ám nh cuc hành hình

Đã tiếp tc ám nh tên đường cho đao ph

Ai đã làm các chiến sĩ Gc Ma bc t

Ai đã bt binh lính khoanh tay np mng gic Tàu

Đỗ Trung Quân - Đặt tên đường cho nhân vật đã đánh sập kinh tế miền Nam ?

Một chiến dịch quyết liệt đánh sập một nền kinh tế thịnh vượng hàng đầu Đông Nam Á, mà Lý Quang Diệu - vị thủ tướng một quốc gia non trẻ là Singapore từng mong muốn đại ý “ nền kinh tế Singapore được như Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn ? “

Chiến dịch “cải tạo tư sản“ 1975 - 1977 - 1978 đưa Sài Gòn về thời kỳ nghèo đói hậu chiến bi thảm chưa từng có

Nhà cửa, của cải của những nhà doanh nghiệp Sài Gòn bị cải tạo, tù đày trở thành tài sản của …

Huy Đức - « Bác » và « Tháng Tư » ở Đông Dương


Chỉ là tình cờ khi đến Udon Thani vào đúng ngày 30-4, lại vừa đọc cuốn "Quân Tình Nguyện Việt Nam ở Chiến Trường Hạ Lạo và Đông Bắc Campuchia".

Suy nghĩ, rất suy nghĩ. Cộng đồng người Việt ở Udon rất cách mạng và rất nghèo.

Người trông coi Khu tưởng niệm Hồ Chí Minh ở Udon rất tự hào là cộng đồng người Việt ở đây vẫn rất cách mạng. Anh nuối tiếc là không kịp hồi hương hồi thập niên 1960s vì ở lại Thái người Việt bị coi như kẻ thù. "Chúng tôi chỉ mới được tự do khoảng 20 năm nay. Trước đó Thái Lan không cho học lên, vì học lên là giàu lên lại lấy tiền nuôi cách mạng". Cho đến cuối thập niên 1990s, người Việt ở Udon không được phép lên Bangkok.

Bùi Chí Vinh - Vài lời cần nói về ngày 30 tháng Tư

 

S không ai nhc đến ngày 30 tháng 4

Như mt ngày ut hn

Nếu ngày đó nhng người chiến thng

Biết đi x vi nhân dân min Nam bng tình nghĩa đng bào

Nếu ngày đó mt git máu đào

Còn hơn ao nước lã ca gic Tàu phương Bc

Nếu ngày đó đng tp trung sĩ quan, công chc lên rng thiêng nước đc

Đng dng dưng nhìn nhng thuyn nhân n vượt biên b hãm hiếp dày vò

Tạ Duy Anh - Quốc cộng, Quốc gia, Quốc Việt

Với tôi, qua các trải nghiệm lịch sử, tự thấy có một chút nghi vấn: Hình như huyền thoại đồng bào đang được truyền tụng là một phiên bản đã không còn nguyên bản!

Rất nhiều khả năng nó bị lỗi ở đâu đó?

Liệu có thể đã xảy ra một sự “thất lạc” nguyên bản ở khúc quanh định mệnh nào chăng? Hay biết đâu, tại một biến cố kinh hoàng đã bị rơi vào quên lãng, nó bị lợi dụng, bị diễn giải theo chiều hướng phục vụ thứ mà người ta hay nói là trò chơi vương quyền?

lundi 29 avril 2024

Trần Thanh Cảnh - Bên thắng cuộc

Họ là ai?

Sẽ có người nói, đấy là câu hỏi ngớ ngẩn! Bởi rành rành, bên thắng trong cuộc chiến cuối cùng ngày 30/4/1975 rõ ràng là những người cộng sản, với những binh đoàn xe tăng, pháo binh, tên lửa tiến vào Sài Gòn. Còn bên thua cuộc, những người cộng hòa, tháo chạy tán loạn sang Mỹ, ra biển hay đơn giản chỉ là cởi bỏ mũ áo về làm dân. Cộng sản thắng Cộng hòa!

Nhìn tổng thể là vậy.

Nhưng nhìn sâu hơn chút: Nếu Mỹ không bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa lúc ấy, liệu các binh đoàn cộng sản có thể hành quân như "trảy hội", dọc chiều dài đất nước giữa ban ngày mà tiến về thành đô Sài Gòn được không?

dimanche 28 avril 2024

Bùi Chí Vinh - Bài thơ cho một “người thua cuộc”


Đi tá Vit Nam Cng Hòa Nguyn Công Vĩnh

Trước 1975 là mt con người

D tic cùng v chng Tng Thng

Không khong cách nào gia vua chúa by tôi

         Trai thi lon trong quc gia thi lon

         Cm súng bo v quê hương là chuyn bình thường

         Bình thường k c khi ri bàn tic

         Có th rung đùi hát vng c ci lương

Nguyễn Thông - Quan và dân (2)


Chế độ này, mặc dù nó là kết quả của cuộc nổi dậy chống phong kiến, bài trừ, tiêu diệt phong kiến - thực dân, lập nên chính quyền nhân dân, nhưng về cơ bản nó vẫn theo mô thức cũ, thậm chí còn tệ hơn.

Xã hội vẫn bị chia thành đẳng cấp rõ rệt. Số ít nhưng nắm quyền cai trị được gọi tên chung là cán bộ, từ cấp phường xã trở lên tới trung ương cứ nằm trong bộ máy lãnh đạo đều là cán bộ. Có cán bộ, cán bộ trung cấp, cán bộ cấp cao, cán bộ cao cấp, cán bộ cơ sở, cán bộ địa phương, cán bộ trung ương.

Đó là dạng quan mới. Phong kiến bị chôn vùi, vua quan bị lật đổ, “rồng 5 móng vua quan thành bụi đất” thì nay là phong kiến mới, núp bóng nhân dân, vậy thôi.

samedi 27 avril 2024

Nguyễn Gia Việt - Lịch sử kỳ lạ từ những tên đường

 

Lại có kế hoạch "đặt" tên mới cho quốc lộ 1, quốc lộ 1K, quốc lộ 22, quốc lộ 50. Đọc xong biết sẽ đặt tên Đỗ Mười cho đoạn Xa Lộ Đại Hàn từ ngã ba Trạm 2 đến An Sương.

Cố tổng bí thư Đỗ Mười có một giai thoại ở Miền Nam. Trong "Bên Thắng Cuộc" có kể một câu chuyện "Đỗ Mười chứ Đỗ Mười Một cũng giữ" ở Vĩnh Long. Nhưng dân gian truyền miệng thì khác, dân vùng Long An-Tiền Giang nói rằng, cái trạm mà ông Đỗ Mười bị " dính" là trạm Tân Hương

Vậy là Xa Lộ Đại Hàn sau mấy chục năm bị đổi thành quốc lộ 1, rồi nay lại có tên. Trước đó xa lộ Biên Hòa bị đổi thành xa lộ Hà Nội, và bị cắt nửa khúc thành đường Võ Nguyên Giáp.

vendredi 26 avril 2024

Đỗ Thành Nhân - Huyền thoại đom đóm


Thế kỷ 21 nhân loại sử dụng ánh sáng laser, các loại đèn Led tiết kiệm điện trở thành phổ biến. Thực nghiệm nghiên cứu rất nhiều nguồn năng lượng chuyển hóa thành ánh sáng phù hợp với mắt người, nhưng hoàn toàn không có tên đom đóm.

Vậy mà tuyên giáo cộng sản lại dựng lên những huyền thoại đom đóm, với cốt truyện như thời Mạc Đĩnh Chi từ thế kỷ 13. Nào là nhà nghèo phải bắt đom đóm để học bài, nào là chịu khó học giỏi ... chẳng biết để làm gì ?Tuyên truyền hay ngu dân bầy bò.

Khoa học thực chứng, cho vào quả trứng hay vỏ cà hàng ngàn con đom đóm vẫn không đủ độ sáng để đọc sách.

mercredi 24 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (10)

 

X) Câu chuyện về những chiếc bao bố ở trại Long Thành

Sau tháng Tư1975, quân nhân, công chức thuộc diện phải  học tập cải tạo đã đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Trước tiên là sự vỡ tan giấc mộng 30 ngày; rồi từ 1 năm đến quyết định cải tạo 3 năm, và sau 3 năm, đến một thời hạn ... không định trước nữa!

Song, vào những tháng cuối năm 1977, có một bất ngờ vượt lên trên mọi bất ngờ khác, làm sụp đổ bao nhiêu suy tính của mọi người, tạo ra một cuộc khủng hoảng tâm lý chưa từng có. 

Buổi sáng hôm đó, gần 3.000 trại viên được triệu tập lên hội trường với một lý do không được báo trước. Khi mọi người đã yên vị, một cán bộ dõng dạc tuyên bố ngắn gọn, đại ý là “những ai có tên trong danh sách này sẽ được nhận mỗi người một chiếc bao bố, dồn tất cả vật dụng riêng tư vào để trại gửi theo tàu ra Bắc”.

Lê Học Lãnh Vân - Người đi, kẻ ở...

 

Một bạn thân cũng là nhà báo nhắc ngày hai mươi mốt tháng tư bốn mươi chín năm trước, tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu từ chức ra đi. Hình trong bài mượn từ trang Phây của bạn.

1) Năm giờ rưỡi chiều hôm đó Vương từ trường Khoa Học Sài Gòn về nhà, lòng còn vương vấn giọng nói nhẹ êm dưới vành nón lá. Cành phượng cổng trường xanh lá trong nắng chiều, gió bay tà áo tím, cô bạn đứng đó đợi chỉ để cho nhóm bạn học gần gũi biết rằng ba cô không đi.

Ba tui nói từ nay người Việt không còn giết người Việt, Cộng Sản, Quốc Gia cũng đồng bào. Từ nay người Việt sống với nhau, đất nước thống nhất chắc phải tốt hơn chia hai, sẽ mau chóng giàu mạnh… Ba cô là trung tá Việt Nam Cộng Hòa, dân Bắc di cư năm 1954.

Mai Quốc Việt - Cớ gì rước tượng cũ Lê Nin về dựng ?

 

Dựng tượng anh Sáu Lê Nin ở Vinh tôi chỉ thấy buồn cười.

Nhớ lại, trong giáo trình dạy môn văn học tại các trường đại học ở Liên Xô có một nhận xét thế này về nhà thơ vĩ đại người Nga Maiacovski. Loài người cứ tiến lên nhanh hơn cả giông bão, một hôm đi đến một ngã ba đường loài người hốt hoảng nhận ra nhà thơ vĩ đại Maiacovski đã ngồi trên một mỏm đá đợi hơn một trăm năm.

Ý là tư tưởng của nhà thơ vĩ đại Maiacovski luôn đi trước loài người một trăm năm.